Phương pháp tẩm áp lực chân không
Phương pháp này dựa trên nguyên lý tạo ra sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài gỗ để thuốc thấm nhanh vào trong gỗ, Tẩm gỗ theo nguyên lý này được Bréant đăng ký bản quyền năm 1831 và gọi tên là phương pháp tế bào đầy. Bethell đã tẩm bằng dầu creozot với phương pháp tế bào đầy và độ sâu chân không duy trì thấp nhất là 60 mmHg. Wasseman đưa ra một patent về phương pháp tế bào rỗng vào năm 1902, chính phương pháp này được Ruping áp dụng vào thực tiễn và sau này được gọi là phương pháp Ruping. Các phương pháp này nhanh chóng được phổ biến ở nhiều nước ngay từ đầu thế kỷ 20 vì nó không những đạt được lượng thuốc thấm và độ thấm sâu lớn hơn so với bất kỳ một phương pháp tẩm .nào khác trong một thời gian ngắn, mà còn đạt được năng suất tẩm cao thích hợp đốì với các cơ sở có sô" lượng gỗ tẩm lớn, dễ công nghiệp hoá cơ sở ngâm tẩm, mặc dù nó đòi hỏi các trang thiết bị phức tạp và hiện đại. Hai quá trình cơ bản trong phương pháp tẩm này là:
- Tăng áp lực: Tạo ra sức nén để ép thuốc thấm vào gỗ với trị số" áp lực thông thường từ 6 đến 12 kg/ cm2.
- Hút chân không: Độ sâu chân không thường từ 600 đến 650 mm/ Hg Trật tự của hai quá trình cơ bản này thay đổi tùy theo qui trình, tức phụ thuộc vào nhiều yếu tô” như khả năng thấm thuốc của các loại gỗ, độ ẩm gỗ, loại thuốc, lượng thuốc thấm cần thiết..
- Tăng áp lực: Tạo ra sức nén để ép thuốc thấm vào gỗ với trị số" áp lực thông thường từ 6 đến 12 kg/ cm2.
- Hút chân không: Độ sâu chân không thường từ 600 đến 650 mm/ Hg Trật tự của hai quá trình cơ bản này thay đổi tùy theo qui trình, tức phụ thuộc vào nhiều yếu tô” như khả năng thấm thuốc của các loại gỗ, độ ẩm gỗ, loại thuốc, lượng thuốc thấm cần thiết..
Sấy gỗ là chỉ quá trình mà dưới tác dụng của nhiệt độ, làm cho nước (ẩm) ở trong gỗ hóa hơi và được loại bỏ. Quá trình nước bay hơi được phát sinh khi áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí thấp hơn áp suất của hơi bão hòa ở nhiệt độ đó, thông thường hơi nước trong không khí ẩm đều là hơi không bão hòa, do đó mà ờ bất kỳ nhiệt độ nào thì đều phát sinh quá trình bay hơi nước. Gỗ xẻ được tạo ra từ những cây gỗ tròn tươi, chúng còn chứa một lượng ẩm rất lớn, thông thường lượng ẩm này đều có xu hướng bay hơi khỏi bề mặt của tấm ván, do vậy theo thời gian mà những tấm ván này luôn luôn trong trạng thái được sấy khô. Ở điều kiện áp suất thường mà gỗ được gia nhiệt đến nhiệt độ lớn hơn 100°c, thì sẽ làm cho phần nước ở trong gỗ phát sinh hiện tượng sôi và bay hơi. sấy gỗ là chỉ một quá trình sấy mà được con người tổ chức, điều khiển theo một tiêu chuẩn nhất định, hoặc là quá trình sấy tự nhiên nhờ vào những điều kiện của khí hậu.
Mục tiêu của việc sấy gỗ :
(1) Phòng chống mục và sâu hại cho gỗ.
Khi độ ẩm của gỗ nhỏ hơn 20%, hoặc khi gỗ được dự trữ ở trong nước, thì có thể tránh được sự nguy hại từ mục, mọt hoặc biến màu đối với gỗ. Ví dụ, gỗ Thông đuôi ngựa là loại gỗ được phân bố rất rộng rãi ở các tỉnh phía nam của Trung Quốc, gỗ có khối lượng thể tích và cường độ ở mức trung bình, thích hợp sử dụng trong kiến trúc, làm thùng xe, hoặc đồ gia dụng,..., loại gỗ này rất dễ bị mục hoặc biến màu, thế nhưng nếu sấy cho độ ẩm của nó đạt nhỏ hơn 20%, thì có thể đảm bảo được tốt chất lượng của gỗ trong quá trình sử dụng.
(2) Phòng hiện tượng cong vênh và nứt gỗ.
Đem gỗ sấy đạt đến độ ẩm thích hợp với môi trường sử dụng, có thể tránh được sự co rút và dãn nở của gỗ, từ đó tránh được hiện tượng cong vênh hay nứt gỗ. Ví dụ như khu vực Đông bắc của Trung Quốc, độ ẩm thăng bằng của gỗ chỉ đạt khoảng 10%, do đó mà gỗ cần phải được sấy đến độ ẩm tương ứng là từ 7-9%. Còn những khu vực ven biển ở phía Đông nam, do khí hậu nóng ẩm, nên khi sấy gỗ cũng cần sấy đến độ ẩm khoảng 12- 13%. Ờ khu vực Đông bắc, với những sản phẩm gỗ để xuất khẩu sang bắc Mỹ, thì cũng cần sấy đến độ ẩm cuối cùng khoảng 6-8%.
(3) Nâng cao cường độ lực học, cải thiện tính chất vật lý cho gỗ.
Khi độ ẩm thấp hơn độ ẩm bão hoà thớ gỗ, thì cường độ lực học của gỗ sẽ tuỳ theo sự giảm xuống của độ ẩm mà nó tăng lên. Ngoài ra, độ ẩm thấp có thể cải thiện được những tính chất vật lý của gỗ, nâng cao được chất lượng dán dính cho gỗ, các vân thớ của gỗ, độ chiết quang hay tính cách điện của gỗ cũng được thể hiện rõ.
(4) Làm giảm khối lượng của gỗ.
Gỗ sau khi qua sấy, khối lượng có thể giảm xuống được khoảng 30-50%. Ví như ở những lâm phần khai thác gỗ, gỗ cây được đưa vào xưởng xẻ, sau đó các ván xẻ tạo ra được tiến hành sấy đạt đến độ ẩm thích hợp cho vận chuyển (20%), rồi sau đó mới vận chuyển đi, thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho chi phí vận chuyển. Đồng thời lại có thể phòng tránh được những tác hại của nấm mốc và sâu hại trong quá trình trung chuyển gỗ, đảm bảo được chất lượng cho gỗ.
Khi độ ẩm của gỗ nhỏ hơn 20%, hoặc khi gỗ được dự trữ ở trong nước, thì có thể tránh được sự nguy hại từ mục, mọt hoặc biến màu đối với gỗ. Ví dụ, gỗ Thông đuôi ngựa là loại gỗ được phân bố rất rộng rãi ở các tỉnh phía nam của Trung Quốc, gỗ có khối lượng thể tích và cường độ ở mức trung bình, thích hợp sử dụng trong kiến trúc, làm thùng xe, hoặc đồ gia dụng,..., loại gỗ này rất dễ bị mục hoặc biến màu, thế nhưng nếu sấy cho độ ẩm của nó đạt nhỏ hơn 20%, thì có thể đảm bảo được tốt chất lượng của gỗ trong quá trình sử dụng.
(2) Phòng hiện tượng cong vênh và nứt gỗ.
Đem gỗ sấy đạt đến độ ẩm thích hợp với môi trường sử dụng, có thể tránh được sự co rút và dãn nở của gỗ, từ đó tránh được hiện tượng cong vênh hay nứt gỗ. Ví dụ như khu vực Đông bắc của Trung Quốc, độ ẩm thăng bằng của gỗ chỉ đạt khoảng 10%, do đó mà gỗ cần phải được sấy đến độ ẩm tương ứng là từ 7-9%. Còn những khu vực ven biển ở phía Đông nam, do khí hậu nóng ẩm, nên khi sấy gỗ cũng cần sấy đến độ ẩm khoảng 12- 13%. Ờ khu vực Đông bắc, với những sản phẩm gỗ để xuất khẩu sang bắc Mỹ, thì cũng cần sấy đến độ ẩm cuối cùng khoảng 6-8%.
(3) Nâng cao cường độ lực học, cải thiện tính chất vật lý cho gỗ.
Khi độ ẩm thấp hơn độ ẩm bão hoà thớ gỗ, thì cường độ lực học của gỗ sẽ tuỳ theo sự giảm xuống của độ ẩm mà nó tăng lên. Ngoài ra, độ ẩm thấp có thể cải thiện được những tính chất vật lý của gỗ, nâng cao được chất lượng dán dính cho gỗ, các vân thớ của gỗ, độ chiết quang hay tính cách điện của gỗ cũng được thể hiện rõ.
(4) Làm giảm khối lượng của gỗ.
Gỗ sau khi qua sấy, khối lượng có thể giảm xuống được khoảng 30-50%. Ví như ở những lâm phần khai thác gỗ, gỗ cây được đưa vào xưởng xẻ, sau đó các ván xẻ tạo ra được tiến hành sấy đạt đến độ ẩm thích hợp cho vận chuyển (20%), rồi sau đó mới vận chuyển đi, thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho chi phí vận chuyển. Đồng thời lại có thể phòng tránh được những tác hại của nấm mốc và sâu hại trong quá trình trung chuyển gỗ, đảm bảo được chất lượng cho gỗ.
Tẩm gỗ và sấy gỗ là 2 công đoạn không thể thiếu trong quá trính chế biến và sản xuất gỗ cao su :
Tẩm gỗ làm tăng khả năng chống nấm mốc, sinh vật hại gỗ. Sấy gỗ làm độ ẩm giảm xuống còn 12-14%, làm tăng độ bền uốn tĩnh của gỗ, nâng cao tính ổn định kích thước gỗ trong quá trình sử dụng, hạn chế sự cong vênh, nứt nẻ của sản phẩm. Đồng thời còn nâng cao khả năng dán dính các thanh gỗ với nhau; nâng cao khả năng trang sức của gỗ.
Hình ảnh tẩm sấy gỗ cao su tại Công Ty TNHH Phú AN :
Nâng goòng gỗ cao su xẻ vào đường ray
Đưa Goòng gỗ cao su xẻ vào bồn tẩm
Đưa phôi đã tẩm vào lò sấy
Đốt lò sấy gỗ
Trong gỗ lá kim như thông rụng lá. thông đỏ, thông đuôi ngựa,... đều có nhựa, ở mắt, phần gỗ muộn hàm lượng nhựa càng cao. Thành phần chủ yếu của nhựa thông là dầu thông và colophan. Sản phẩm mộc từ loại gỗ này, khi tiến hành trang sức, thường thường do nhiệt độ tăng lên, tính lưu động của nhựa tăng lên, cộng thêm tác dụng của áp suất không khí và hơi nước trong gỗ, dầu thông sẽ thấm ra bề mặt gỗ làm cho đóng rắn của chất liệu phủ tính dầu không tốt (khô chậm, dính trở lại thậm trí không khô), bám màu không đồng đều và giảm lực bám của màng trang sức. Vì thế. trước khi trang sức nhất định phải loại bỏ hết dầu nhựa.
Đối với gỗ lá kim tiến hành sấy nhiệt độ cao, có thể đồng thời loại bỏ dầu nhựa. Sản phẩm mộc làm từ gỗ lá kim sấy nhiệt độ thường, có thể dung phương pháp rửa và phương pháp hòa tan để loại bỏ dầu nhựa, cũng có thể dùng sơn lót bịt kín ngăn cách dầu nhựa, tránh ảnh hưởng không tốt của nó, ngăn chặn dầu thông thấm ra.
Trước khi xử lý tẩy mầu đối với gỗ có nhựa, phải tiến hành xử lý loại trừ nhựa trước. Phương pháp loại trừ nhựa có: Loại trừ nhựa bằng dung môi và loại trừ nhựa bằng alkali.
Dùng dung môi axetone, cồn, nhóm benzen, CCL4,... để loại trừ nhựa. Ví dụ: dùng dung dịch nước axetone 25% có thể nhanh chóng loại trừ được nhựa. Nhưng những loại dung môi này đắt (axetone), dễ cháy hoặc rất độc nhóm benzen). Vì thế trong thực tế, chỉ dùng trong trang sức nhạt màu.
Dùng dung dịch alkali xử lý bề mặt gỗ. Nguyên lý của phương pháp nàv là nhựa có thể cùng alkali tạo thành loại xà phòng có tính hoà tan, dùng nước sạch rửa có thể loại trừ được. Dung dịch alkali thường dùng nhất là dung dịch nước Na2CO3 5 - 6% hoặc dung dịch nước NaOH 4 - 5%. Khi dùng alkali loại trừ nhựa, dễ làm cho màu sắc của gỗ sẫm đi, vì thế phương pháp nàv chỉ thích hợp với trang sức xẫm màu. Nếu dùng hỗn hợp dung dịch alkali (80%) và dung dịch nước axetone (20%) để loại trừ nhựa thì hiệu quả càng tốt. Khi pha chế dung dịch alkali và axetone, nên dùng nước nóng 60 - 80°c. Dùng dung dịch alkali đã pha chế quét lên chỗ có nhựa sau 2 - 3 giờ, nước nóng hoặc dung dịch Na2CO3 2% có thể rửa sạch nhựa đã xà phòng hoá.
Phương pháp rửa thường dùng dung dịch bazơ xử lỷ bề mặt gỗ, nhựa và bazơ tạo thành xà phòng tính hòa tan, rồi dùng nước nóng rửa, sẽ loại bỏ rất dễ dàng. Phương pháp thường dùng nhất là dung dịch Na2C03 nồng độ 5 - 6%, hoặc dùng dung dịch NaOH nồng độ 4 - 5% quét lên, sau đó dùng nước nóng rửa sạch bề mặt. Phương pháp này sẽ làm cho màu sắc gỗ đậm thêm. Vì thế, không phù hợp xử lỷ sản phẩm màu nhạt.
Phương pháp hoà tan dùng các dung môi hữu cơ axeton, benzen, metanol, hoặc CCL4.... bôi quét lên chỗ có nhiều dầu nhựa là được. Phương pháp này thích hợp để loại bỏ dầu nhựa của sản phẩm màu nhạt. Do giá của những dung môi hữu cơ này tương đối đắt, dễ cháy, có độc, không an toàn, vì thế ở tình huống bình thường không sử dụng.
Phươnc; pháp bịt kín tức là ở chỗ có nhiều dầu nhựa quét lên chất liệu đáv bịt kín như dung dịch cánh kiến đỏ hoặc PU, ngăn chặn dầu thông thấm ra khỏi màng trang sức.
Phương pháp khoét là khoét bỏ các túi nhựa đặc biệt nhiều mắt, rồi gắn vào 1 miếng gỗ tương ứng
Công nghệ sản gỗ ghép - ván ghép
Công nghệ bóc gỗ, lạng gỗ và kỹ thuật dán veneer (ván veneer)
Đối với gỗ lá kim tiến hành sấy nhiệt độ cao, có thể đồng thời loại bỏ dầu nhựa. Sản phẩm mộc làm từ gỗ lá kim sấy nhiệt độ thường, có thể dung phương pháp rửa và phương pháp hòa tan để loại bỏ dầu nhựa, cũng có thể dùng sơn lót bịt kín ngăn cách dầu nhựa, tránh ảnh hưởng không tốt của nó, ngăn chặn dầu thông thấm ra.
Trước khi xử lý tẩy mầu đối với gỗ có nhựa, phải tiến hành xử lý loại trừ nhựa trước. Phương pháp loại trừ nhựa có: Loại trừ nhựa bằng dung môi và loại trừ nhựa bằng alkali.
Dùng dung môi axetone, cồn, nhóm benzen, CCL4,... để loại trừ nhựa. Ví dụ: dùng dung dịch nước axetone 25% có thể nhanh chóng loại trừ được nhựa. Nhưng những loại dung môi này đắt (axetone), dễ cháy hoặc rất độc nhóm benzen). Vì thế trong thực tế, chỉ dùng trong trang sức nhạt màu.
Dùng dung dịch alkali xử lý bề mặt gỗ. Nguyên lý của phương pháp nàv là nhựa có thể cùng alkali tạo thành loại xà phòng có tính hoà tan, dùng nước sạch rửa có thể loại trừ được. Dung dịch alkali thường dùng nhất là dung dịch nước Na2CO3 5 - 6% hoặc dung dịch nước NaOH 4 - 5%. Khi dùng alkali loại trừ nhựa, dễ làm cho màu sắc của gỗ sẫm đi, vì thế phương pháp nàv chỉ thích hợp với trang sức xẫm màu. Nếu dùng hỗn hợp dung dịch alkali (80%) và dung dịch nước axetone (20%) để loại trừ nhựa thì hiệu quả càng tốt. Khi pha chế dung dịch alkali và axetone, nên dùng nước nóng 60 - 80°c. Dùng dung dịch alkali đã pha chế quét lên chỗ có nhựa sau 2 - 3 giờ, nước nóng hoặc dung dịch Na2CO3 2% có thể rửa sạch nhựa đã xà phòng hoá.
Phương pháp rửa thường dùng dung dịch bazơ xử lỷ bề mặt gỗ, nhựa và bazơ tạo thành xà phòng tính hòa tan, rồi dùng nước nóng rửa, sẽ loại bỏ rất dễ dàng. Phương pháp thường dùng nhất là dung dịch Na2C03 nồng độ 5 - 6%, hoặc dùng dung dịch NaOH nồng độ 4 - 5% quét lên, sau đó dùng nước nóng rửa sạch bề mặt. Phương pháp này sẽ làm cho màu sắc gỗ đậm thêm. Vì thế, không phù hợp xử lỷ sản phẩm màu nhạt.
Phương pháp hoà tan dùng các dung môi hữu cơ axeton, benzen, metanol, hoặc CCL4.... bôi quét lên chỗ có nhiều dầu nhựa là được. Phương pháp này thích hợp để loại bỏ dầu nhựa của sản phẩm màu nhạt. Do giá của những dung môi hữu cơ này tương đối đắt, dễ cháy, có độc, không an toàn, vì thế ở tình huống bình thường không sử dụng.
Phươnc; pháp bịt kín tức là ở chỗ có nhiều dầu nhựa quét lên chất liệu đáv bịt kín như dung dịch cánh kiến đỏ hoặc PU, ngăn chặn dầu thông thấm ra khỏi màng trang sức.
Phương pháp khoét là khoét bỏ các túi nhựa đặc biệt nhiều mắt, rồi gắn vào 1 miếng gỗ tương ứng
Công nghệ sản gỗ ghép - ván ghép
Công nghệ bóc gỗ, lạng gỗ và kỹ thuật dán veneer (ván veneer)
Nguồn : Tổng hợp
0 Nhận xét