Chôn sống :
Xưa kia có một phú thương vốn tính keo kiệt. Con trai ông ta bên ngoài vay nợ rất nhiều, nhưng ông ta không chịu hoàn trả. Đứa con đành phải hẹn với các chủ nợ là đợi khi bố chết sẽ trả hết. Có một hôm, đứa con trai thực sự là không đợi được nữa, liền bàn với chủ nợ là đem chôn sống ông bố. Hắn ta tắm gội và thay quần áo cho ông phú thương rồi ấn ông ta vào quan tài. Quan tòa đi qua nghe tiếng kêu la của ông liền bước vào hỏi. Phú thương trong quan tài nghe thấy có người hỏi, cho là có cơ may được cứu sống, bèn hét toáng lên : "Cứu tôi với ! Đại nhân. Thằng con tôi định chôn sống tôi !".
Quan tòa trách mắng đứa con nọ : "Sao mày lại định chôn sống bố mày ?"
"Đại nhân, ông ta lừa ông đấy, ông ta chết thật rồi mà. Không tin, ông hãy hỏi mọi người." Thằng con trả lời.
Quan tòa quay ra hỏi những người đứng quanh : "Các ông đều làm chứng chứ ?"
"Chúng tôi làm chứng." Bọn chủ nợ đáp.
Thế là quan tòa nói với phú thương trong quan tài rằng : Sao tôi có thể tin một mình nguyên cáo là ông ? Lẽ nào bao nhiêu người thế này đều nói dối đây ? Nói xong liền khoát tay tuyên án "Chôn đi !"
Không điên không làm vua nước điên
Từ xa xưa, ở miền nam có một quốc gia nhỏ bé ở noi heo hút. Đất nước này không có sông ngòi, chỉ có một mạch nước suối, tên là Cuồng Tuyền. Những ai uống nước suối này vào, thảy đều phát điên. Ngoài quốc vương ra, người dân cả nước ai cũng uống nước này. Thế là cả nước ai cũng cuồng điên, kẻ thì ngây dại, kẻ thì cười sằng sặc, kẻ thì mình trần tóc xõa, kẻ thì nhe răng há miệng, thật là đủ các kiểu, hết sức kì quặc. Chỉ riêng quốc vương đào một cái giếng ở sân sau mà ăn uống nước này. Bởi vậy vẫn bình thường. Nhân dân thấy vua nói năng phong thái khác với mọi người thì cho là nhà vua bị điên, liền họp bàn và quyết định giúp vua chữa khỏi điên. Mọi người ùa vào cung, đè vua xuống giường, người thì lấy kim châm, kẻ thì đốt ngải. Quốc vương bị hành hạ đến kêu la thẳm thiết, không thể chịu nổi nữa. Và cuối cùng cũng đành phải tới bên Cuồng Tuyền mà tợp mấy ngụm. Uống xong, nhà vua cũng phát cuồng. Lúc này thì cả nước không trừ một ai, điên tuốt.
Ai mới là người háo sắc
Có một hôm quan đại phu là Đăng Đồ Tử nói với Sở Vương : "Tống Ngọc khoe tài, mồm miệng như tép nhảy mà lại là loại háo sắc. Mong rằng đại vương không để ông ta ra vào hậu cung tiếp xúc với các phi."
Thế là Sở Vương lập tức cho đòi Tống Ngọc đến nói chuyện. Tống Ngọc nói : "Thần dáng vẻ đường đường là do nhờ ơn trời, có tài nói năng; là nhờ thầy dạy bảo, còn về háo sắc thì đâu có chuyện ấy."
Sở Vương nói : "Khanh không háo sắc, có căn cứ nào không ? Nếu có thì có thể ở lại trong cung tiếp. Nếu không đưa ra được căn cứ thì khanh hãy rời khỏi đây ngay !"
Tống Ngọc nói : "Gái đẹp trong thiên hạ đâu có sánh bằng nước Sở. Gái đẹp nước Sở đâu có bằng ở quê thần. Gái đẹp quê thân đlâu có bằng cô gái hàng xóm nhà thần. Cô gái hàng xóm nọ thân mình thon thả, chỉ tăng một phân thì thấy cao, giảm một phân thì thấy thấp. Khuôn mặt cô đúng là cái đẹp trời cho, đánh phấn thì chê là trắng quá, tô son thì bảo là đỏ quá. Mày như liễu biếc, da như tuyết trắng, eo bụng thon, hàm răng trắng đều. Khi cô nở nụ cười thì những bọn quyền quý khắp Dương Thành, Hạ Sái đều như mê mẩn mất hồn. Cô gái đẹp tuyệt thế như vậy vẫn thường hay vịn tường lén nhìn trộm thần, đã trọn ba năm nhưng cho đến nay thần vẫn không màng tới cô ta. Vậy mà đại phu Đăng Đổ Tử lại không thế, vợ ông ta đầu bù tóc rối, tai vểnh như tai ngựa, cặp môi đỉa trâu, răng chìa mái hiên, đi đường thì vòng kiềng cà nhắc, toàn thân sần sẹo. Một mụ đàn bà xấu xí đến vậy mà Đăng Đổ Tứ vẫn mê được, đẻ với mụ những năm đứa con. Xin đại vương minh xét, thần và Đỗ Tứ ai là háo sắc chẳng phải đã rõ ràng rồi ru ?"
Ăn táo gọt vỏ có nên không ?
Người khẳng định nói : "Để phòng chống sâu hại cho cây ăn trái, người trồng cây nói chung đều phun thuốc trừ sâu cho cây. Những loại thuốc đó, có loại cùng với sự phát triển của trái mà nằm ở vỏ trái. Theo hóa nghiệm đối với trái táo, trong vỏ, lượng thuốc lưu giữ rửa bằng nước sẽ không sạch. Cho nên, đề phòng tránh độc hại của thuốc trừ sâu đọng trên vỏ đối với cơ thể con người, ăn táo là phải gọt vỏ.
Người phản đối lại nói : "Ăn táo không nên gọt vỏ. Có người cho rằng quả táo gọt lớp vỏ đi ăn vào có thể trừ bỏ được cái độc hại của thuốc trừ sâu. Thực ra không phải thế. Bởi vì, quả táo một khi bị nhiễm bẩn bởi thuốc trừ sâu, độc tố mà lớp cùi táo hấp thụ không ít hơn vó. Quả cây ăn cả vỏ được thì tốt nhất không nên gọt vỏ, chỉ cần dùng bàn chải phủi qua, lấy nước rửa sạch là ăn được. Thành phần dinh dưỡng trong vỏ quả cây còn cao hơn cả cùi (phần thịt của quả).
Thầy thuốc bó tay với bệnh nhân ?
Một thầy thuốc giới thiệu với tôi là khi điều trị ngoại trú cho bệnh nhân thì có tiếp xúc với một người mắc bệnh hùng biện.
Thầy thuốc : "Mời ngồi."
Bệnh nhân : "Sao lại ngồi ? Lẽ nào ồng tước đoạt quyền không ngồi của tôi hay sao ?"
Thầy thuốc chẳng biết làm sao đành rót nước mời : "Mời ông uống nước."
Bệnh nhân : "Nói như vậy là phiến diện, bởi vậy mà vô lí. Không phải mọi thứ nước đều uống được. Chẳng hạn, trong nước mà có hòa potassium cyanide (1) thì tuyệt đối không được uống."
Thầy thuốc : "Ở đây, tôi không bỏ thuốc độc, ông yên tâm đi !"
Bệnh nhân : "Ai bảo ông bỏ thuốc độc hả ? Lẽ nào tôi vu cáo ông bỏ thuốc độc ? Lẽ nào bản cáo trạng của Viện kiểm sát lại tố cáo ông là bỏ thuốc độc ? Tôi đâu có bảo ông bỏ thuốc độc mà ông nói tôi bảo ông bỏ thuốc độc. Ông thật là thứ thuốc độc còn độc hơn là bỏ thuốc độc !"
Thầy thuốc hết cách bèn lắc đầu than thở, nói sang chuyện khác :
"Hôm nay thời tiết cũng tuyệt."
Bệnh nhân : "Rõ ràng là nói bậy ! Ở chỗ anh thời tiết tuyệt, không có nghĩa là toàn thế giới hôm nay thời tiết đều tuyệt. Ví dụ Bắc Cực hôm nay thời tiết rất xấu, gió bão, đêm tối bao trùm, núi băng đang va vào nhau... "
Thầy thuốc khó chịu liên phản bác : "Chỗ chúng tôi đây đâu có phải là Bắc Cực ?"
Bệnh nhân : "Nhưng ông không nên phủ nhận sự tồn tại của Bắc Cực. Ông phủ nhận sự tồn tại của Bắc Cực là xuyên tạc chân tướng sự thật, là có ý đồ khác".
Thầy thuốc : "Ông đi đi".
Bệnh nhân : "Ông không có quyền ra lệnh tôi đi. Ông là bệnh viện, đâu phải là cơ quan công an, ông không thể bắt tôi, ông không thể xử bắn tôi".
Nhường vua ăn đào ắt có lúc chết
Di Tử Hà rất được Vệ Vương yêu dấu. Có một lần hắn ta cùng nhà vua chơi ở vườn quả thuộc hậu cung. Tử Hà thấy trên cây hay còn một quả đào mật chín đỏ, bèn trèo lên hái, cắn một miếng, ngọt quá. Thế rồi y đưa cho Vệ Vương ăn. Vệ Vương vui mừng nói :
"Di Tử Hà đãi ta tốt lắm, nếm thấy đào ngon thì không nỡ ăn mà dâng cho ta."
Mấy năm sau Di Tử Hà mất đi sự yêu mến này, nhà vua định đuổi y ra khỏi cung để trị tội, thế là đập bàn quát :
"Cái thằng như ngươi, xưa kia từng đưa cho quả nhân ăn miếng đào thừa mà ngươi đã gặm, lấy đó mà khinh nhờn ta. Thật đáng chết !"
Vòng vo tam quốc
Vùng nọ có một quán rượu nhỏ, trước cửa quán có phơi một số quần áo, dây phơi buộc trên một sào tre, sào tre lại cắm vào một trục lăn lúa bằng gỗ. Chiều đến gió mạnh, chốc chốc lại thổi lăn cả trục lúa lẫn quần áo trên mặt đất. A nhìn thấy, tợp ngụm rượu rồi nói :
"Nếu thay bằng trục đá thì sao nhúc nhích được".
B không đồng ý, nói : "Ai bảo đá không nhúc nhích ? Tôi hỏi anh, tại sao cối đá trong nhà nhuộm lại nhúc nhích từ sáng đến tối hả ?
A đáp : "Đó là vì có người lấy chân đạp".
B trợn tròn mắt hỏi : "Lấy chân đạp ? Thế núi Thành Hoàng, núi Sài Dương mỗi ngày có đến hàng ngàn hàng vạn người dẫm lên đó mà thắp hương, sao không thấy nó nhúc nhích chút nào ?"
A nói : "Vì núi thì to mà đặc, cho nên đâu có rung động nhúc nhích được"
B lại phản đối : "Theo anh nói nếu to mà đặc thì không nhúc nhích, vậy thì; cái cầu đá trên cái hào ở cổng thành là nhỏ mà lại rỗng, tại sao ngày nào dẫm lên cũng không nhúc nhích hả ?"
Không xem ngược thì chán ngắt
Một lần, Cô Hồng Minh, một học giả cận đại nổi tiếng đáp ôtô, ông ngồi vào ghế và vắt chân ngắm nhìn phong cảnh chạy qua ngoài cửa xe. Giữa đường thì nhảy lên vài người ngoại quốc trẻ tuổi, họ nhìn ông mặc áo dài truyền thống, tóc bím đuôi sam thì cùng nhau bình phẩm, rất bất kính. Hồng Minh lặng thinh rút tờ báo tiếng Anh ra đọc. Mấy "ông Tây" nọ nghển cổ nhìn, bất giác cười ngặt nghẽo, kêu toáng lên :
"Xem kìa có ngu không, chẳng biết tiếng Anh mà cũng đòi đọc, cầm lộn ngược tờ báo kìa !"
Đợi khi họ kêu la cười cợt chán, Cô Hồng Minh mới nói bằng thứ tiếng Anh rất chuẩn :
"Tiếng Anh thật là một trò dễ ợt, không xem ngược thì chán ngắt".
Một lời đối đáp mà mấy "ông Tây" nọ cả kinh, nhìn nhau rồi chuồn mất.
Anh nằm viện là để uống thuốc hay để ăn cơm húp canh đây ?
Người ốm nằm viện : "Cơm canh dở thế này người bệnh nuốt sao nổi ?"
Cấp dưỡng bệnh viện : "Anh nằm viện là để uống thuốc hay để ăn cơm húp canh đây ?
Thầy kiện .
Có kẻ làm nghề thầy kiện nọ viết đơn hộ người ta. Hắn biết rõ là vụ án sẽ thất bại nhưng vì tham tiền mà không thoái từ. Thế là khoác tấm áo bông dày cộp vào, ngồi bên bếp lửa đỏ rực mà viết tờ đơn. ít lâu sau quả nhiên vụ kiện bị thất bại, quan phủ truy cứu tội vu cáo. Từ đó lần ra kẻ viết đơn nọ. Trên công đường, tên thầy kiện đối chất với người thưa kiện thì cố ý hỏi :
"Tôi viết đơn lúc nào ? Anh có thế nói ra tình hình lúc đó không ?"
"Lúc đó là tháng 6, lúc đó ông mặc tấm áo bông rất dày, ngồi bên bếp lò rực lửa mà viết". Người thưa kiện trả lời.
Quan huyện cười gằn : "Làm gì có chuyện tháng 6 còn mặc áo bông, sưởi bếp ? Rõ ràng là người nói quàng nói xiên ."
Thế là chỉ khép người thưa kiện vào tội vu cáo, tha cho thầy kiện.
Không đáng tin ...
Có một hôm nhân viên tín dụng ngân hàng nói với một khách hàng :
"Ông nợ nhiều như vậy, đến nay vẫn chưa trả, ông hoàn toàn không đáng tin cậy."
"Nếu không đáng tin thì sao tôi lại có thể nợ các ông nhiều đến vậy ?" Khách hàng phản bác.
Chú thích :
(1) Tinh thể lập phương, không màu, rất độc, không thể trực tiếp sờ bằng tay, dùng làm thuốc trừ sâu v.v...
Nguồn : Sưu tầm
Xưa kia có một phú thương vốn tính keo kiệt. Con trai ông ta bên ngoài vay nợ rất nhiều, nhưng ông ta không chịu hoàn trả. Đứa con đành phải hẹn với các chủ nợ là đợi khi bố chết sẽ trả hết. Có một hôm, đứa con trai thực sự là không đợi được nữa, liền bàn với chủ nợ là đem chôn sống ông bố. Hắn ta tắm gội và thay quần áo cho ông phú thương rồi ấn ông ta vào quan tài. Quan tòa đi qua nghe tiếng kêu la của ông liền bước vào hỏi. Phú thương trong quan tài nghe thấy có người hỏi, cho là có cơ may được cứu sống, bèn hét toáng lên : "Cứu tôi với ! Đại nhân. Thằng con tôi định chôn sống tôi !".
Quan tòa trách mắng đứa con nọ : "Sao mày lại định chôn sống bố mày ?"
"Đại nhân, ông ta lừa ông đấy, ông ta chết thật rồi mà. Không tin, ông hãy hỏi mọi người." Thằng con trả lời.
Quan tòa quay ra hỏi những người đứng quanh : "Các ông đều làm chứng chứ ?"
"Chúng tôi làm chứng." Bọn chủ nợ đáp.
Thế là quan tòa nói với phú thương trong quan tài rằng : Sao tôi có thể tin một mình nguyên cáo là ông ? Lẽ nào bao nhiêu người thế này đều nói dối đây ? Nói xong liền khoát tay tuyên án "Chôn đi !"
Không điên không làm vua nước điên
Từ xa xưa, ở miền nam có một quốc gia nhỏ bé ở noi heo hút. Đất nước này không có sông ngòi, chỉ có một mạch nước suối, tên là Cuồng Tuyền. Những ai uống nước suối này vào, thảy đều phát điên. Ngoài quốc vương ra, người dân cả nước ai cũng uống nước này. Thế là cả nước ai cũng cuồng điên, kẻ thì ngây dại, kẻ thì cười sằng sặc, kẻ thì mình trần tóc xõa, kẻ thì nhe răng há miệng, thật là đủ các kiểu, hết sức kì quặc. Chỉ riêng quốc vương đào một cái giếng ở sân sau mà ăn uống nước này. Bởi vậy vẫn bình thường. Nhân dân thấy vua nói năng phong thái khác với mọi người thì cho là nhà vua bị điên, liền họp bàn và quyết định giúp vua chữa khỏi điên. Mọi người ùa vào cung, đè vua xuống giường, người thì lấy kim châm, kẻ thì đốt ngải. Quốc vương bị hành hạ đến kêu la thẳm thiết, không thể chịu nổi nữa. Và cuối cùng cũng đành phải tới bên Cuồng Tuyền mà tợp mấy ngụm. Uống xong, nhà vua cũng phát cuồng. Lúc này thì cả nước không trừ một ai, điên tuốt.
Ai mới là người háo sắc
Có một hôm quan đại phu là Đăng Đồ Tử nói với Sở Vương : "Tống Ngọc khoe tài, mồm miệng như tép nhảy mà lại là loại háo sắc. Mong rằng đại vương không để ông ta ra vào hậu cung tiếp xúc với các phi."
Thế là Sở Vương lập tức cho đòi Tống Ngọc đến nói chuyện. Tống Ngọc nói : "Thần dáng vẻ đường đường là do nhờ ơn trời, có tài nói năng; là nhờ thầy dạy bảo, còn về háo sắc thì đâu có chuyện ấy."
Sở Vương nói : "Khanh không háo sắc, có căn cứ nào không ? Nếu có thì có thể ở lại trong cung tiếp. Nếu không đưa ra được căn cứ thì khanh hãy rời khỏi đây ngay !"
Tống Ngọc nói : "Gái đẹp trong thiên hạ đâu có sánh bằng nước Sở. Gái đẹp nước Sở đâu có bằng ở quê thần. Gái đẹp quê thân đlâu có bằng cô gái hàng xóm nhà thần. Cô gái hàng xóm nọ thân mình thon thả, chỉ tăng một phân thì thấy cao, giảm một phân thì thấy thấp. Khuôn mặt cô đúng là cái đẹp trời cho, đánh phấn thì chê là trắng quá, tô son thì bảo là đỏ quá. Mày như liễu biếc, da như tuyết trắng, eo bụng thon, hàm răng trắng đều. Khi cô nở nụ cười thì những bọn quyền quý khắp Dương Thành, Hạ Sái đều như mê mẩn mất hồn. Cô gái đẹp tuyệt thế như vậy vẫn thường hay vịn tường lén nhìn trộm thần, đã trọn ba năm nhưng cho đến nay thần vẫn không màng tới cô ta. Vậy mà đại phu Đăng Đổ Tử lại không thế, vợ ông ta đầu bù tóc rối, tai vểnh như tai ngựa, cặp môi đỉa trâu, răng chìa mái hiên, đi đường thì vòng kiềng cà nhắc, toàn thân sần sẹo. Một mụ đàn bà xấu xí đến vậy mà Đăng Đổ Tứ vẫn mê được, đẻ với mụ những năm đứa con. Xin đại vương minh xét, thần và Đỗ Tứ ai là háo sắc chẳng phải đã rõ ràng rồi ru ?"
Ăn táo gọt vỏ có nên không ?
Người khẳng định nói : "Để phòng chống sâu hại cho cây ăn trái, người trồng cây nói chung đều phun thuốc trừ sâu cho cây. Những loại thuốc đó, có loại cùng với sự phát triển của trái mà nằm ở vỏ trái. Theo hóa nghiệm đối với trái táo, trong vỏ, lượng thuốc lưu giữ rửa bằng nước sẽ không sạch. Cho nên, đề phòng tránh độc hại của thuốc trừ sâu đọng trên vỏ đối với cơ thể con người, ăn táo là phải gọt vỏ.
Người phản đối lại nói : "Ăn táo không nên gọt vỏ. Có người cho rằng quả táo gọt lớp vỏ đi ăn vào có thể trừ bỏ được cái độc hại của thuốc trừ sâu. Thực ra không phải thế. Bởi vì, quả táo một khi bị nhiễm bẩn bởi thuốc trừ sâu, độc tố mà lớp cùi táo hấp thụ không ít hơn vó. Quả cây ăn cả vỏ được thì tốt nhất không nên gọt vỏ, chỉ cần dùng bàn chải phủi qua, lấy nước rửa sạch là ăn được. Thành phần dinh dưỡng trong vỏ quả cây còn cao hơn cả cùi (phần thịt của quả).
Thầy thuốc bó tay với bệnh nhân ?
Một thầy thuốc giới thiệu với tôi là khi điều trị ngoại trú cho bệnh nhân thì có tiếp xúc với một người mắc bệnh hùng biện.
Thầy thuốc : "Mời ngồi."
Bệnh nhân : "Sao lại ngồi ? Lẽ nào ồng tước đoạt quyền không ngồi của tôi hay sao ?"
Thầy thuốc chẳng biết làm sao đành rót nước mời : "Mời ông uống nước."
Bệnh nhân : "Nói như vậy là phiến diện, bởi vậy mà vô lí. Không phải mọi thứ nước đều uống được. Chẳng hạn, trong nước mà có hòa potassium cyanide (1) thì tuyệt đối không được uống."
Thầy thuốc : "Ở đây, tôi không bỏ thuốc độc, ông yên tâm đi !"
Bệnh nhân : "Ai bảo ông bỏ thuốc độc hả ? Lẽ nào tôi vu cáo ông bỏ thuốc độc ? Lẽ nào bản cáo trạng của Viện kiểm sát lại tố cáo ông là bỏ thuốc độc ? Tôi đâu có bảo ông bỏ thuốc độc mà ông nói tôi bảo ông bỏ thuốc độc. Ông thật là thứ thuốc độc còn độc hơn là bỏ thuốc độc !"
Thầy thuốc hết cách bèn lắc đầu than thở, nói sang chuyện khác :
"Hôm nay thời tiết cũng tuyệt."
Bệnh nhân : "Rõ ràng là nói bậy ! Ở chỗ anh thời tiết tuyệt, không có nghĩa là toàn thế giới hôm nay thời tiết đều tuyệt. Ví dụ Bắc Cực hôm nay thời tiết rất xấu, gió bão, đêm tối bao trùm, núi băng đang va vào nhau... "
Thầy thuốc khó chịu liên phản bác : "Chỗ chúng tôi đây đâu có phải là Bắc Cực ?"
Bệnh nhân : "Nhưng ông không nên phủ nhận sự tồn tại của Bắc Cực. Ông phủ nhận sự tồn tại của Bắc Cực là xuyên tạc chân tướng sự thật, là có ý đồ khác".
Thầy thuốc : "Ông đi đi".
Bệnh nhân : "Ông không có quyền ra lệnh tôi đi. Ông là bệnh viện, đâu phải là cơ quan công an, ông không thể bắt tôi, ông không thể xử bắn tôi".
Nhường vua ăn đào ắt có lúc chết
Di Tử Hà rất được Vệ Vương yêu dấu. Có một lần hắn ta cùng nhà vua chơi ở vườn quả thuộc hậu cung. Tử Hà thấy trên cây hay còn một quả đào mật chín đỏ, bèn trèo lên hái, cắn một miếng, ngọt quá. Thế rồi y đưa cho Vệ Vương ăn. Vệ Vương vui mừng nói :
"Di Tử Hà đãi ta tốt lắm, nếm thấy đào ngon thì không nỡ ăn mà dâng cho ta."
Mấy năm sau Di Tử Hà mất đi sự yêu mến này, nhà vua định đuổi y ra khỏi cung để trị tội, thế là đập bàn quát :
"Cái thằng như ngươi, xưa kia từng đưa cho quả nhân ăn miếng đào thừa mà ngươi đã gặm, lấy đó mà khinh nhờn ta. Thật đáng chết !"
Vòng vo tam quốc
Vùng nọ có một quán rượu nhỏ, trước cửa quán có phơi một số quần áo, dây phơi buộc trên một sào tre, sào tre lại cắm vào một trục lăn lúa bằng gỗ. Chiều đến gió mạnh, chốc chốc lại thổi lăn cả trục lúa lẫn quần áo trên mặt đất. A nhìn thấy, tợp ngụm rượu rồi nói :
"Nếu thay bằng trục đá thì sao nhúc nhích được".
B không đồng ý, nói : "Ai bảo đá không nhúc nhích ? Tôi hỏi anh, tại sao cối đá trong nhà nhuộm lại nhúc nhích từ sáng đến tối hả ?
A đáp : "Đó là vì có người lấy chân đạp".
B trợn tròn mắt hỏi : "Lấy chân đạp ? Thế núi Thành Hoàng, núi Sài Dương mỗi ngày có đến hàng ngàn hàng vạn người dẫm lên đó mà thắp hương, sao không thấy nó nhúc nhích chút nào ?"
A nói : "Vì núi thì to mà đặc, cho nên đâu có rung động nhúc nhích được"
B lại phản đối : "Theo anh nói nếu to mà đặc thì không nhúc nhích, vậy thì; cái cầu đá trên cái hào ở cổng thành là nhỏ mà lại rỗng, tại sao ngày nào dẫm lên cũng không nhúc nhích hả ?"
Không xem ngược thì chán ngắt
Một lần, Cô Hồng Minh, một học giả cận đại nổi tiếng đáp ôtô, ông ngồi vào ghế và vắt chân ngắm nhìn phong cảnh chạy qua ngoài cửa xe. Giữa đường thì nhảy lên vài người ngoại quốc trẻ tuổi, họ nhìn ông mặc áo dài truyền thống, tóc bím đuôi sam thì cùng nhau bình phẩm, rất bất kính. Hồng Minh lặng thinh rút tờ báo tiếng Anh ra đọc. Mấy "ông Tây" nọ nghển cổ nhìn, bất giác cười ngặt nghẽo, kêu toáng lên :
"Xem kìa có ngu không, chẳng biết tiếng Anh mà cũng đòi đọc, cầm lộn ngược tờ báo kìa !"
Đợi khi họ kêu la cười cợt chán, Cô Hồng Minh mới nói bằng thứ tiếng Anh rất chuẩn :
"Tiếng Anh thật là một trò dễ ợt, không xem ngược thì chán ngắt".
Một lời đối đáp mà mấy "ông Tây" nọ cả kinh, nhìn nhau rồi chuồn mất.
Anh nằm viện là để uống thuốc hay để ăn cơm húp canh đây ?
Người ốm nằm viện : "Cơm canh dở thế này người bệnh nuốt sao nổi ?"
Cấp dưỡng bệnh viện : "Anh nằm viện là để uống thuốc hay để ăn cơm húp canh đây ?
Thầy kiện .
Có kẻ làm nghề thầy kiện nọ viết đơn hộ người ta. Hắn biết rõ là vụ án sẽ thất bại nhưng vì tham tiền mà không thoái từ. Thế là khoác tấm áo bông dày cộp vào, ngồi bên bếp lửa đỏ rực mà viết tờ đơn. ít lâu sau quả nhiên vụ kiện bị thất bại, quan phủ truy cứu tội vu cáo. Từ đó lần ra kẻ viết đơn nọ. Trên công đường, tên thầy kiện đối chất với người thưa kiện thì cố ý hỏi :
"Tôi viết đơn lúc nào ? Anh có thế nói ra tình hình lúc đó không ?"
"Lúc đó là tháng 6, lúc đó ông mặc tấm áo bông rất dày, ngồi bên bếp lò rực lửa mà viết". Người thưa kiện trả lời.
Quan huyện cười gằn : "Làm gì có chuyện tháng 6 còn mặc áo bông, sưởi bếp ? Rõ ràng là người nói quàng nói xiên ."
Thế là chỉ khép người thưa kiện vào tội vu cáo, tha cho thầy kiện.
Không đáng tin ...
Có một hôm nhân viên tín dụng ngân hàng nói với một khách hàng :
"Ông nợ nhiều như vậy, đến nay vẫn chưa trả, ông hoàn toàn không đáng tin cậy."
"Nếu không đáng tin thì sao tôi lại có thể nợ các ông nhiều đến vậy ?" Khách hàng phản bác.
Chú thích :
(1) Tinh thể lập phương, không màu, rất độc, không thể trực tiếp sờ bằng tay, dùng làm thuốc trừ sâu v.v...
Nguồn : Sưu tầm
0 Nhận xét